top of page
Writer's pictureHoàng Tùng Dương

Phân biệt những loại chiếu sáng trong công trình

Updated: Oct 9, 2020

[ Phân biệt những loại chiếu sáng trong công trình ]

------------------------------------------------------ Trong các khía cạnh khác nhau của thiết kế kiến trúc và nội thất, ánh sáng là một yếu tố có thể nâng cao hoặc hủy hoại giá trị của một không gian về trực quan. Ảnh hưởng này bắt nguồn từ các loại ánh sáng nhân tạo phục vụ có các mục đích khác nhau. Trong đó bao gồm cả không gian bên trong và bên ngoài như mặt đứng và cảnh quan.

Tổng hợp các hệ thống chiếu sáng

Hãy tưởng tượng hai môi trường có cùng kích thước và bố cục. Giả sử trong môi trường đầu tiên, chỉ có một điểm sáng được sử dụng. Trong trường hợp này, đó là một ánh sáng chung, không xác định. Trong khi môi trường thứ hai, một dự án được thực hiện để xem xét việc sử dụng không gian và định giá các khía cạnh nhất định của thiết kế kiến trúc. Không còn nghi ngờ gì nữa, môi trường thứ hai sẽ là không gian dễ chịu hơn. Nói cách khác, việc thiết kế ánh sáng nhân tạo kém có thể làm hỏng cả không gian kiến trúc. Vậy, làm thế nào để ánh sáng nhân tạo có thể mang đến các hiệu quả khác nhau? Sau đây chúng tay sẽ cùng tổng hợp danh sách một số loại hệ thống chiếu sáng chính. *Nguồn: Archdaily


1 - ÁNH SÁNG TRỰC TIẾP

Chiếu sáng trực tiếp là một trong các phương pháp chiếu sáng. Trong đó, quang thông chiếu trực tiếp vào một bề mặt, cho phép độ sáng không bị hao hụt do sự hấp thụ trong tường và trần nhà. Trên thực tế, chúng nên được sử dụng cho các khu vực làm việc như bàn khu bếp, khu làm việc, bàn văn phòng,…

Ứng dụng ánh sáng trực tiếp tại các không gian làm việc

Ánh sáng trực tiếp nên được sử dụng một cách thận trọng. Nguyên nhân là chúng có thể gây mệt mỏi về mặt thị giác thông qua việc tạo ra các bóng “cứng”. Đồng thời, cần lưu ý: không nên đặt chúng trên các bề mặt láng bóng hoặc phản chiếu như gương và kính.


2 - ÁNH SÁNG GIÁN TIẾP

Không giống như phương thức trên, hệ thống chiếu sáng này hướng nguồn sáng vào một bề mặt khác để một phần ánh sáng bị hấp thụ và phần còn lại phản xạ theo hướng ngược lại. Nhờ vậy, chúng tạo ra loại ánh sáng dịu mà không cần trực tiếp chiếu vào vật thể. Tóm lại, có thể nói, ánh sáng bị phản xạ khỏi bề mặt và sau đó mới phân tán khắp môi trường.


Nhìn chung, hệ thống này truyền tải sự thoải mái và tốt cho thị giác. Chúng thường được áp dụng cho các không gian thư giãn như phòng khách, phòng ngủ, bệnh viện và spa.


3 - ÁNH SÁNG KHUẾCH TÁN

Trong hệ thống này, quang thông của nguồn sáng đi qua một bộ phận khuếch tán và được tản theo mọi hướng mà không có tia sáng. Bộ phận khuếch tán này có thể là thủy tinh trắng đục hoặc một tấm acrylic,… Hệ thống này tạo ra vài sự biến đối của bóng đổ. Phần lớn ánh sáng chiếu đến bề mặt dự kiến bằng cách phản chiếu trần và tường. Điều này làm cho ánh sáng xung quanh khá đồng nhất.





Ánh sáng khuếch tán trong không gian nhà hàng


4 - HIỆU ỨNG ÁNH SÁNG

Trong phương pháp này, nguồn sáng ăn sâu vào trần hoặc một số yếu tố kiến trúc khác. Chúng chỉ phục vụ để nhấn mạnh bản thân ánh sáng và tạo hiệu ứng ấn tượng. Chúng thường được sử dụng trong nhà theo khuôn và ngoài nhà, trong cảnh quan và mặt đứng.

5 - ÁNH SÁNG NHẤN

Hệ thống chiếu sáng này được chiếu thẳng vào các điểm hoặc vùng trọng tâm. Nguồn sáng của chúng được đặt trực tiếp trên một vật thể nổi bật như một bức tranh hoặc điêu khắc. Chúng thờng được sử dụng trong nhà ở, môi trường thương mại, cũng như trong các bảo tàng.

Ánh sáng nhấn trong công trình dân dụng

Điều bắt buộc là mỗi loại đèn được dùng trong từng tình huống cụ thể. Một số đèn có xu hướng làm tăng nhiệt độ của vật được chiếu sáng, hạ thấp giá trị vật thể.


6 - ĐÈ TƯỜNG

Đèn tường tạo ra các hiệu ứng chiếu sáng cảnh quang. Hệ thống này sử dụng một loạt các điểm sáng theo một chuỗi hoặc bằng một dải đèn LED. Đây là cách lý tưởng để nhấn mặt đứng và nâng cao giá trị kiến trúc.


Nghiên cứu thiết kế chiếu sáng và một vài vị trí lắp đặt điển hình. 😋



Các ý tưởng thiết kế ánh sáng



KHOẢNG CÁCH TREO ĐÈN BÀN ĂN - THÔNG SỐ LẮP ĐẶT ĐÚNG CHUẨN


XÁC ĐỊNH KIỂU MẪU ĐÈN THẢ


Điều đầu tiên là bạn phải xác định không gian thiết kế phòng khách mà bạn hướng đến là theo phong cách nào: cổ điển, tân cổ điển hay hiện đại, nên đặt khoảng cách treo đèn bàn ăn bao nhiêu sẽ hợp lý?

Với diện tích ở mức trung bạn nên lựa kích thước đèn thả bàn ăn cỡ vừa vừa, thiết kế phải độc lạ 1 xíu có thể là dạng khung chùm bằng các thanh sắt hoặc bao quanh hình tổ chim.


CHECK CÁC THÔNG SỐ KỸ CÀNG TRƯỚC KHI LẮP ĐÈN TREO BÀN ĂN:


Một trong cách chọn đèn thả bàn ăn đúng chuẩn là phải lựa những dòng có công suất trung bình. Bạn nên xem xét thông số đèn thả bàn ăn một cách tỉ mỉ, chế độ sáng vừa phải tránh gây cảm giác nhức mắt, chói mắt khi sử dụng. Ngoài ra cũng cần phải để ý đến chiều cao đèn thả bàn ăn sao cho hợp lý 1 xíu, tránh quá dài, hoặc quá ngắn gây mất thẩm mỹ.


CHỌN MÀU SẮC VÀ TÍNH NĂNG HỢP LÝ

Việc chọn đèn bàn ăn sẽ thực sự hiệu quả nếu như bạn biết cách phối màu ánh đèn và phòng bếp một cách hài hòa. Thường thì nên lựa chọn ánh sáng trắng với những không gian có gam màu sáng như: hồng nhạt, trắng, xám, màu gỗ bóng loáng.


KHOẢNG CÁCH, CHIỀU CAO ĐÈN THẢ BÀN ĂN BAO NHIÊU LÀ PHÙ HỢP?


+ Bạn đang băn khoăn không biết nên để đèn thả bàn ăn cao bao nhiêu, cách lắp đèn thả bàn ăn ra sao, dùng loại đèn này như thế nào cho hiệu quả, vừa tiết kiệm lại vừa bền. Hãy thử đọc những lưu ý sau:

- Thứ nhất, cách treo đèn thả bàn ăn phải đúng quy cách. Đầu tiên là phải lựa chọn vị trí treo hợp lý, là điểm trung tâm của căn phòng. Hơn nữa, cách lắp đèn bàn ăn phải theo chuẩn kỹ thuật nếu không rất dễ xảy ra rủi ro đáng tiếc. - Thứ hai là cao độ của đèn thả bàn ăn ở mức trung bình sao cho khoảng cách treo đèn thả bàn ăn bằng một nửa đoạn từ trần nhà đến mặt bàn. Ở khoảng cách đèn thả bàn ăn này sẽ tăng phần lung linh cho bữa cơm nhà làm. - Thứ ba, lựa chọn số lượng đèn. Thông thường mọi người sẽ chọn 3 hoặc 5 chiếc và đặt chiều cao treo đèn bàn ăn khoảng 70-80 cm so với mặt bàn, tùy vào diện tích không gian phòng bếp.




7,318 views0 comments

Comments


bottom of page