top of page
Writer's pictureTung Duong Hoang

Kiến trúc đơn giản là gì?

Updated: Jul 19, 2020

Phong cách tối giản trong kiến trúc và thiết kế nội thất

Xuất hiện từ những năm 1970, Minimalism được xem là một nhánh của phong cách đương đại. Nó có ảnh hưởng mạnh mẽ tới các lĩnh vực như thời trang, âm nhạc, nhiếp ảnh, đồ họa,.. và kiến trúc – nội thất cũng không nằm ngoài quy luật ấy. Hãy tìm hiểu Minimalism có ảnh hưởng như thế nào tới kiến trúc và thiết kế nội thất nhé!

Minimalism là gì?

Phong cách Minimalism (tối giản, tối thiểu) là một phong cách thể hiện những khuynh hướng đa dạng của nghệ thuật, đặc biệt trong nghệ thuật thị giác và âm nhạc mà các tác phẩm được tối giản vể những yêu cầu thiết yếu nhất của nó.

Phong cách tối giản xuất phát trong nghệ thuật phương Tây từ sau Chiến tranh thế giới thứ 2, rõ nét nhất là trong nghệ thuật thị giác với các tác phẩm hội họa của Mark Rothko. Khái niệm này dần dần được mở rộng để bao hàm cả những khuynh hướng trong âm nhạc mà đặc điểm là sự lặp lại, điển hình là các tác phẩm của Steve Reich, Philip Glass và Terry Riley. Phong cách tối giản có nguồn gốc bắt rễ từ sự thuần khiết và cô đọng của chủ nghĩa Hiện đại, được kết hợp với chủ nghĩa Hậu hiện đại và được xem như phản ứng đối ngược lại với chủ nghĩa Biểu hiện trong nội dung cũng như trong bố cục tác phẩm.

------------------------------------------------------------------------------------------------------------------


Phong cách Minimalism trong kiến trúc

Tối giản – có thể hiểu là đi đến tận cùng của sự đơn giản, đơn giản hết mức có thể. Phong cách tối giản có ảnh hưởng rộng lớn ở khắp các bộ môn nghệ thuật, các ngành thiết kế – sáng tạo. Phong cách tối giản có mặt trong hội hoạ, âm nhạc, nhiếp ảnh, đồ hoạ, tạo dáng công nghiệp, thời trang,… và tất nhiên trong cả kiến trúc – khi mà kiến trúc vẫn gần gũi với những bộ môn nghệ thuật kinh điển.

Kiến trúc sư người Đức Ludwig Mies van der Rohe (1886 – 1969_ – một trong những bậc thầy của kiên trúc hiện đại thế giới, được coi là cha đẻ của phong cách kiến trúc tối giản. Quan điểm của ông thể hiện ở câu châm ngôn “Less is more” (tạm dịch: ít là nhiều, càng ít càng tốt). Những công trình trong thời gian này của Mies van der Rohe đã đặt nền móng cho phong cách kiến trúc tối giản với những quan điểm mới về việc tổ chức không gian kiến trúc, với kết cấu, vật liệu mới là thép và kính. Sau những biến động của chính trị, thời cuộc ở châu Âu, ông chuyển sang sinh sống và làm việc tại Mỹ vào năm 1937, tiếp tục theo đuổi trường phái kiến trúc của mình. Kiến trúc của Mies van der Rohe là những không gian trong sạch, đơn giản, tinh tế, trật tự: là những đường thẳng, những mặt phẳng, những góc vuông,… bộc lộ rõ cấu trúc của hệ thống kết cấu.

Hội trường Crown – Ludwig Mies van der Rohe



Farnsworth House – Ludwig Mies van der Rohe


Ở phương Đông, Nhật Bản được coi là bậc thầy của phong cách tối giản trong kiến trúc.Phong cách này hiện diện trong phần lớn kiến trúc Nhật Bản, từ kiến trúc hiện đại cho tới những công trình mang âm hưởng truyền thống. Tính tối giản thể hiện nhất quán từ hình thức kiến trúc cho tới nội thất công trình, kết hợp nhuần nhuyễn giữa một khuynh hướng hiện đại với những giá trị văn hoá – tinh thần truyền thống của Nhật Bản. Nhiều kiến trúc sư Nhật Bản thành công và ghi đậm dấu ấn với phong cách tối giản, chủ nghĩa tối giản trong kiến trúc, mà tiêu biểu là kiến trúc sư Tadao Ando. Những công trình của Tadao Ando thực sự là những tác phẩm nghệ thuật của không gian và ánh sáng, của sự giao hoà của kiến trúc và thiên nhiên, mang một cá tính đặc sắc và đầy sáng tạo.

Công trình nhà ở cực kì ấn tượng qua sự thiết kế của kiến trúc sư Tadao Ando


Nhà 4 – 4m bên bờ biển – Kts. Tadao Ando


Bảo tàng nghệ thuật hiện đại – Kts. Tadao Ando


Những đặc điểm cơ bản của Minimalism trong kiến trúc

Less is more – đó là sự khởi nguồn, tư tưởng, triết lý, là nguyên tắc chủ đạo mà kiến trúc sư Mies van der Rohe đã đề ra. Đối ngược lại với trường phái cổ điển và nhiều trường phái khác làm đầy, làm đẹp, làm hoàn thiện kiến trúc bằng những chi tiết, bằng trang trí nội thất; kiến trúc tối giản tự hoàn thiện bằng những gì ít nhất có thể – đó chính là nhiều. Ít nhất, cũng là hướng tới sự hoàn mỹ và thành công. Từ xuất phát đó, thì “hạn chế” là một trong những nguyên tắc – biểu hiện cụ thể của kiến trúc tối giản.



Hướng tới giá trị của không gian – bản chất của kiến trúc là không gian. Kiến trúc tối giản hướng tới giá trị đó và tạo lập không gian chặt chẽ, khúc chiết, cô đọng, thoáng đãng, tràn ngập ánh sáng. Sự đơn giản của hình thức tổng thể, chi tiết kiến trúc, sự tiết chế trong sử dụng vật liệu, màu sắc… nhằm đem lại tính tập trung vào không gian và đưa không gian thành nội dung chủ đạo của công trình. Không gian của kiến trúc tối giản có tính cân bằng, tĩnh tại, thuần khiết, được tạo nên bởi những mảng tường, mảng trần phẳng, đồng nhất, những đường thẳng, những hình khối đơn giản và những khoảng trống lớn. Việc loại bỏ, hạn chế các chi tiết, màu sắc, những thứ không cần thiết nhằm hướng sự tập trung cho không gian kiến trúc. Chính không gian tạo nên xúc cảm chứ không phải bởi những chi tiết trang trí, đồ đạc hay điều gì khác.

Tạo hình kiến trúc và màu sắc đạt đến sự tối giản


Đặt sự đơn giản của công trình vào cảnh sắc rực rỡ của thiên nhiên tạo nên sự hòa quyện mà độc đáo


Hướng tới bản chất và bản ngã: về mặt hình thức thuần tuý, có thể nhận thấy kiến trúc tối giản mang lại sự khô cứng, nhàm chán và đơn điệu, thậm chí lạnh lùng và thiếu thân thiện. Nhưng bản chất của kiến trúc không nằm ở cái vỏ bề ngoài. Và để cảm nhận được điều đó, ngoài đôi mắt để nhìn, phải cần có một tư duy rộng mở, khám phá. Một kiến trúc sẽ tối giản khi chủ nhân hiểu rõ được bản ngã của mình, và kiến trúc sư chuyển hoá bằng ngôn ngữ kiến trúc. Và cũng chỉ khi hiểu rõ chính mình thì chủ nhân mới thực sự làm chủ và gắn bó được với ngôi nhà.

Không gian như ngừng chuyển động với phong cách Minimalism


Kiến trúc tối giản có sự tương đồng với văn hoá truyền thống và Thiền tông Nhật Bản (Zen). Zen nhấn mạnh đến tầm quan trọng của sự trầm tư mặc tưởng hơn là việc đọc kinh kệ và các nghi thức tôn giáo cũng như lý luận về giáo pháp. Zen truyền tải những tư tưởng tự do và bản chất cuộc sống. Kiến trúc tối giản hướng tới bản chất của kiến trúc là không gian, đề cao bản chất của không gian và vật liệu. Chính vì lẽ đó, kiến trúc tối giản hoà nhập với văn hoá truyền thống Nhật Bản, tạo nên những không gian mang tính Thiền và những giá trị văn hoá mới thông qua kiến trúc.


Những ngôi nhà Nhật Bản với lối kiến trúc Minimalism


Nghệ thuật ánh sáng: ánh sáng là một yếu tố cấu thành nghệ thuật kiến trúc. Với kiến trúc tối giản, ánh sáng rất quan trọng và càng có ý nghĩa hơn, nhất là ánh sáng tự nhiên. Màu sắc ở phong cách tối giản hạn chế nên ánh sáng là một thành phần chủ đạo để trang trí và tạo nên giá trị thẩm mỹ thông qua hiệu ứng thị giác. Ánh sáng tự nhiên luôn biến đổi và làm thay đổi những cảm nhận, cảm xúc của người đứng trong không gian đó. Ánh sáng được chủ định trong thiết kế để nhấn mạnh những thành phần, những khu vực chính; làm nổi bật hình khối kiến trúc, nội thất; dùng để dẫn tuyến hoặc tạo nên những khối sáng, bóng đổ theo ý đồ… Ánh sáng cùng hiệu ứng bóng đổ được khai thác thông qua những ô cửa, những vách kính, mái, những khoảng trống, những cấu kiện của hệ kết cấu, qua hệ thống rèm hay cả những tán cây. Ánh sáng nhân tạo cũng được nghiên cứu rất kỹ, tính toán cẩn thận trong ý đồ diễn tả cấu trúc không gian và những thành phần nội thất.


Những đường nét kiến trúc trở nên ấn tượng với sự bổ trợ của nguồn sáng tự nhiên và ánh sáng nhân tạo


Phong cách tối giản trong thiết kế nội thất

Phong cách bố trí nội thất “minimalist” hiện đang rất được ưa chuộng bởi sự giản dị và tinh tế trong không gian mà nó mang lại. Phong cách Minimalism nghĩa là sử dụng những đường nét đơn giản, thật ít chi tiết, giảm thiểu đồ nội thất, mọi chi tiết đều có lý trong vị trí của mình. Trường phái này hiện tại đang cực thịnh ở Châu Âu – cái nôi của trang trí nội thất. Phong cách Minimalism ảnh hưởng rất mạnh đến xu hướng trang trí nội thất tại các nước Bắc Âu trong những năm cuối thập kỷ 90 cho đến hiện nay, và có ảnh hưởng khá lớn ở Châu Mỹ. Ở Châu Á, Nhật Bản được xem là bậc thầy của phong cách hiện đại và tinh tế này và ta có thể tìm thấy âm hưởng của trường phái Minimalism trong hầu hết các công trình kiến trúc Nhật đương đại lẫn truyền thống.

Những nguyên tắc cơ bản trong thiết kế nội thất Minimalism

Less is more – Ít là nhiều: phong cách tối giản đúng như tên gọi của nó, chú trọng việc giảm thiểu đến tối đa việc trang trí trong không gian nội thất.Đi ngược lại các tiêu chuẩn tranh trí nội thất truyền thống về việc làm phong phú không gian bên trong với các vật dụng và chi tiết trang trí phức tạp phong cách này hướng đến việc loại các vật dụng thừa thãi nhằm giữ lại một không gian trống hoàn hảo. Chịu ảnh hưởng rất lớn từ quan niệm cũng như phong cách thiết kế và trang trí Nhật Bản, đồng thời được xây dựng trên nền tảng triết lý “Less is more”, việc trang trí nội thất theo phong cách Minimalism hướng sự chú ý đến những đường nét và kết cấu được ẩn giấu bên dưới. Các mảng tường, sàn và hiệu quả ánh sáng trên các mặt phẳng này chính là những yếu tố quan trọng làm nên phong cách tối giản. Sử dụng những đường nét đơn giản và sự kết hợp có tính toán của các mặt phẳng, không gian nội thất theo phong cách này là một tổng thể thống nhất, chặt chẽ về bố cục và nhất là giữ lại được một không gian kiến trúc đẹp, thoáng đãng, rộng rãi.

Không gian tinh tế với sự sắp xếp đơn giản của đồ nội thất và màu sắc sử dụng

Tất cả những gì không cần thiết được coi là thừa thãi và được loại bỏ, từ đường nét, hình khối kiến trúc cho đến các trang trí nội thất. Bản thân những đồ đạc nội thất có ý nghĩa công năng cũng được hạn chế tối thiểu, là một thành phần cấu thành yếu tố trang trí, và được coi như những tác phẩm điêu khắc. Tất nhiên với hình thức, chi tiết cũng tối giản nhưng tinh tế.

Đồ nội thất trở thành yếu tố trang trí hữu ích cho không gian

Sự sử dụng hạn chế về màu sắc trong trang trí là đặc trưng dễ nhận diện nhất của phong cách này.Thông thường, có không quá ba màu trong không gian nội thất theo phong cách minimalist style: một màu nền, một màu chủ đạo và một màu nhấn. Màu sắc của các mảng tường là màu trung tính nhằm tạo ra một phông đệm cho các vật dụng trang trí bên trong, hướng sự chú ý của người quan sát đến những điểm nhấn quan trọng. Phông màu trung tính cũng có tác dụng tạo sự tương phản mạnh mẽ giữa các thành phần trang trí và có tác dụng tạo sự tương phản mạnh mẽ giữa các thành phần trang trí và có tác dụng kết nối các thành phần này lại với nhau. Các mảng tường trắng được sử dụng rất phổ biến trong phong cách Minmalism như một phong nền trơn nhằm tăng giá trị các đồ đạc xung quanh, đồng thời mang lại hiệu quả thị giác về một không gian rộng rãi hơn, thoáng đãng hơn.



Những màu sắc trung tính được sử dụng rất nhiều trong không gian Minimalism


Dùng ánh sáng làm nội thất:do hạn chế sử dụng màu sắc trong nội thất, ánh sáng trong phong cách Minimalism được xem như một thành phần trang trí quan trọng để tạo ra các hiệu ứng thị giác và thẩm mỹ. Việc sử dụng ánh sáng, nhất là ánh sáng tự nhiên, được chú trọng nhằm nhấn mạnh các khu vực quan trọng và tạo ra bóng đổ với hiệu quả cao để tôn lên các hình khối của vật dụng và các thành phần kiến trúc khác. Ánh sáng tự nhiên được lọc qua các rèm cửa, các bình phong chắn, xuyên qua các tán cây bên ngoài một cách có chủ đích để khi xuyên vào đến không gian bên trong đạt được hiệu quả chiếu sáng và thẩm mỹ mà người thiết kế đã định hướng trước. Ánh sáng nhân tạo được chọn lọc một cách cẩn thận để nhấn mạnh được hình dạng và cấu trúc của các thành phần trang trí nội thất.

Sử dụng ánh sáng nhân tạo làm điểm nhấn và tạo sự khác biệt cho không gian


Ánh sáng tự nhiên chan hòa khắp không gian nhờ việc tận dụng tối đa các mảng kính lớn


Các thành phần trang trí nội thất cũng như vật dụng, bàn ghế được sử dụng ở mức độ tối giản, nhưng vẫn đáp ứng được đòi hỏi về tiện nghi sử dụng. Bàn ghế trong nội thất theo phong cách Minimalism đều có hình dạng đơn giản, hài hoà và hiện đại, được làm nên từ các đường nét không cầu kỳ nhưng tinh tế. Các vật dụng này một mặt đáp ứng được nhu cầu sử dụng, sinh hoạt của con người, mặt khác cũng chính là những thành phần trang trí cho nội thất bên trong. Bàn ghế không chỉ là nơi để ngồi mà còn được xem là những tác phẩm điêu khắc làm nên nét đẹp cho không gian bên trong.

Không gian hiện đại, sang trọng hơn nhờ có đồ nội thất mang tính trang trí

Một phong cách sống phù hợp:phong cách tối giản được áp dụng trong thiết kế nội thất văn phòng một cách dễ dàng. Không gian làm việc thường được yêu cầu sắp xếp và bố trí gọn gàng, đồng thời vẫn đáp ứng được công năng sử dụng một cách tốt nhất. ĐIều này phù hợp với các tiêu chí của trường phái minimalist style. Và mặc dù đa số các văn phòng làm việc sử dụng ánh sáng nhân tạo là nguồn chiếu sáng chính, càng về sau này xu hướng tận dụng tối đa nguồn ánh sáng tự nhiên ngày càng được phổ biến.

Văn phòng theo phong cách Minimalism


Không chỉ là một phong cách trang trí nội thất và kiến trúc, Minimalism còn biểu hiện được phong cách sống của chủ nhân. Với phương châm loại bỏ những gì không cần thiết, phong cách này thật sự thích hợp với những người thích ngăn nắp, tự do và phóng khoáng.Platon, nhà triết học Hy lạp cổ đại nổi tiếng từng nói: “ Cái đẹp của phong cách, của sự hài hoà, của sự duyên dáng và nhịp nhàng phụ thuộc vào sự đơn giản”. Người Châu Âu sau một thời gian dài say mê với các chi tiết cầu kỳ, hoa văn phức tạp lại quay sang đi tìm cái đẹp trong sự đơn giản. Với nhịp độ cuộc sống ngày càng nhanh, tính cạnh tranh trong công việc ngày càng lớn và mật độ dân số ngày càng tăng, một không gian thoáng đãng, tràn ngập ánh sáng trở thành điều mà mọi người mơ ước. Đó có lẽ là lý do giải thích tại sao phong cách này lại đạt được ảnh hưởng và thành công lớn như thế trong trang trí nội thất nói riêng và thiết kế kiến trúc nói chung tại châu lục này.

------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Minimalist: Có một nguyên tắc trong thiết kế nội thất mang tên “Tối Giản”

Nếu bạn thấy rằng công việc tuyệt nhất khi rảnh rỗi là dọn dẹp, nếu sự lộn xộn, hỗn loạn trong phòng làm cho bạn cảm thấy khó chịu và nếu bạn yêu thích những đường nét đơn giản trong kiến trúc thì phong cách thiết kế nội thất Minimalist rất phù hợp với bạn!

Minimalism – chủ nghĩa tối giản. Phát triển từ những năm đầu của thế kỷ 20. Nhưng phải đến khi Mies Van de Rohe xuất hiện, một trong những KTS huyền thoại của thế giới, chủ nghĩa tối giản tối thiểu mới được nâng lên một tầm ảnh hưởng rộng khắp.

KTS Mies Van de Rohe. Ông nổi tiếng với câu nói : “ Less is more” – ít tức là nhiều. Với ngụ ý cho rằng, trong tư duy và thiết kế, giản lược về mọi thứ là một việc làm đúng đắn.


Chủ nghĩa tối giản tối thiểu tôn sùng sự giản lược trong ngôn ngữ kiến tạo không gian. Những người tiên phong cho rằng, các thành tố cấu tạo lên không gian hoặc đồ nội thất nên đơn giản và càng ít chi tiết càng tốt. Nhưng những chi tiết hiếm hoi có mặt trong thiết kế lại phải được chăm chút thật kỹ lưỡng và hoàn hảo.

Một chiếc ghế được thiết kế bởi KTS Mies Van de Rohe. Ngôn ngữ đơn giản của nó như đi ngược lại những chiếc ghế kiểu cách tân cổ điển.


Như vậy, làm cách nào để bạn có thể tự tay tạo ra cho mình một không gian đậm chất Minimalist. Sau đây là 4 yếu tố chính bạn cần chú ý khi muốn thiết kế cho mình một không gian trang nhã theo phong cách tối giản tối thiểu.

1. Tổng thể không gian và màu sắc

Về tổng thể, một không gian được gọi là “tối giản tối thiểu” khi thỏa mãn yếu tố xuyên suốt và giản lược. Xuyên suốt về mặt giao thông, thị giác và giản lược về mặt chi tiết cùng hình kỷ hà.

Trong một không gian Minimalist, các yếu tố đều phải gọn gàng và tối giản. Các vách kính lớn và một chiều cao thông thủy thật mạnh mẽ sẽ đem lại hiệu quả đáng chú ý về cảm giác không gian.


Các chi tiết dư thừa như trường phái Tân Cổ Điển, Phục Hưng sẽ phải được loại bỏ. Thay vào đó là hình học đơn giản, những đồ dùng nội thất phải đơn giản với những đường nét gọn gàng nhất, nhưng phải thật thoải mái về mặt công năng.


Màu sắc sử dụng trong phong cách tối giản tối thiểu thường không nhiều. Không nên quá 4 màu, hợp lý hơn cả là 3 màu với tỷ lệ hòa trộn 60-30-10. 60% màu chủ đạo, 30% màu trung gian và 10% màu nhấn.

Với những ngôi nhà thuộc trường phái De Sijil của Hà Lan, tỷ lệ những mảng màu được lấy cảm hứng từ những bức tranh của Mondrian, tuy hài hòa nhưng không khỏi có cảm giác ngột ngạt do sắc độ các gam màu gây ra.



Thay vào đó là những tone màu nhẹ nhàng như thế này. Màu trắng là chủ đạo, gam màu be dịu làm yếu tố chuyển tiếp và màu nâu trầm là màu nhấn giúp không gian này không bị đơn điệu, mà vẫn hiện đại và trẻ trung.

Gam màu nhẹ nhàng cùng sự tối giản về đường nét khiến không gian theo phong cách Minimalist rất trang nhã và linh hoạt.


Tuy bạn có thể sơn tường màu gì tùy thích, nhưng màu sắc nguyên bản từ những loại vật liệu như gỗ, bê tông, đá, thép… cũng là một sự lựa chọn hoàn hảo cho một không gian Minimalist.


Gam màu “ảm đạm” của một không gian phảng phất nét Industrial. Tường gạch mộc và sàn bê tông được mài nhẵn đem lại cảm giác chắc nặng cho không gian. Màu sắc tự nhiên của bê tông là một lựa chọn không tồi cho một không gian minimalist. Tuy nhiên, gia công bề mặt cho chúng phải thật tốt, đặc biệt là khâu chống thấm.

2. Vấn đề ánh sáng

Minimalism lấy gốc rễ là những tư tưởng về tính đơn giản hóa trong mọi thứ. Một không gian mang tính tối giản tối thiểu còn ngầm ý đó là một không gian mang tính thiền.

Một căn phòng Nhật Bản, với trần thấp, cửa giấy, tatami và trà đạo. Nó là tinh túy trong quan niệm sống của người Nhật. Người Nhật Bản xưa kia tôn sùng vẻ đẹp của bóng tối, họ cho rằng những “sắc tối” có trong đồ sơn mài, đồ gốm, hay được hình thành do sự sử dụng lâu ngày sẽ đem lại cho món đồ của họ có một giá trị tuyệt vời của thời gian. Trong một không gian “thiền“ như vậy, ánh sáng góp một vai trò phụ đạo, nhưng lại rất quan trọng trong việc thể hiện tinh thần của một không gian tối giản tối thiểu.


Một không gian với lượng ánh sáng vừa đủ sẽ tạo một cảm giác thư thái cho nơi bạn sống. Bóng đổ là một yếu tố then chốt, một mặt nào đó, nó tạo ra sự khác biệt giữa một không gian của người phương Tây và một không gian mang nét Á Đông. Chứ không hẳn là các chi tiết trang trí.


Hãy đưa ánh sáng vào một không gian Minimalist một cách gián tiếp, thông qua các khe hở hoặc phản xạ, xuyên qua các vánh ngăn mờ như cửa giấy của Nhật. Thứ ánh sáng không quá gắt, nó có sự chuyện độ đều đặn trên bề mặt của diện tiếp xúc, và tại điểm giao giữa tối và sáng, chúng ta sẽ tìm thấy điểm thú vị của việc sử dụng ánh sáng như vậy.


Hãy nhớ, Minimalist – tối giản tối thiểu ngay cả trong việc sử dụng ánh sáng. Không có nghĩa tiết kiệm, mà là chắt chiu để ánh sáng trở nên quý giá.


3. Vật liệu

Cũng giống như nhiều phong cách nội thất khác, vật liệu dành cho Minimalist rất đa dạng và được sử dụng tùy thuộc theo sở thích của bạn. Nhưng hãy lưu ý đến cách thi công và chất cảm của bề mặt.

Một bề mặt bê tông trần, cốp pha gỗ hoặc tre một cách đơn giản. Hay bề mặt gỗ tự nhiên được xẻ vào đúng thời kì thân gỗ có độ ẩm vừa đủ, được đánh dầu thủ công cho lên màu đúng của nó, hoặc bề mặt đá nhám và gồ ghề sẽ tạo lên những tiết diện tuyệt vời cho chút ánh sáng chắt chiu của bạn có cơ hội được nổi bật.


4. Đồ nội thất

Như tiêu chí mang tính tổng thể của Minimalist, sự đơn giản còn được thể hiện thông qua tạo hình của những đồ nội thất. Đồ nội thất trong một không gian Minimalist cần tiết giảm tối đa về các chi tiết. Các yếu tố ngang bằng sắc cạnh được sử dụng phổ biến, nhằm đem tới một không gian trang nhã, nhẹ nhàng nhưng cũng đầy tính hiện đại.

Một chiếc TV QLED với thiết kế “ tối giản tối thiểu “ sẽ là một lựa chọn quá ổn cho không gian Minimalist, nếu bạn là một người ưa thích những món đồ công nghệ nhưng vẫn yêu cầu một thẩm mỹ nhất định cho chúng.


Các thiết bị công nghệ cao cấp hiện nay như Iphone, Ipad hay TV đều được thiết kế ở tiêu chuẩn thẩm mỹ về tỷ lệ và chất cảm của vật liệu.


Sự kết hợp hoàn hảo giữa những chiếc bàn ghế thoe hơi hướng mid – century cùng đồ nội thất công nghệ cao TV. Các bạn có thể lựa chọn những đồ nội thất có phần thiết kế tương tác giữa cổ điển và hiện đại như vậy cho một không gian Minimalist của mình.


Trên đây là bốn yếu tố cơ bản của một không gian tối giản tối thiểu mà bạn cần nắm vững trước khi bắt tay vào tự tạo cho mình một Minimalist.

Theo Trí Thức Trẻ (Tổng hợp)

------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Vẻ đẹp của phong cách kiến trúc tối giản trong thiết kế nhà ở

Nội dung [Ẩn]


Ngày nay càng có nhiều người trẻ đang muốn thiết kế một không gian sống đơn giản và hiện đại. Vừa tạo dựng một không gian thoáng đãng lại thể hiện được những nét tinh tế rất riêng. Phong cách kiến trúc tối giản chính là sự lựa chọn hàng đầu với những ưu điểm nổi bật. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn về phong cách kiến trúc này nhé. 

1. Phong cách kiến trúc tối giản là gì?

Lối kiến trúc tối giản được bao trùm với sự đơn giản xuyên suốt các thiết kế. Sự tiết chế trong việc lựa chọn, giảm các tông màu chủ đạo cũng như tận dụng triệt để mọi không gian, chính sự tối giản làm nên sự hài hòa trong không gian sống. Mọi sự sắp đặt đều có chủ đích và không dư thừa.

Đó chính là sự gọn gàng với các đường nét hiện đại, ngắn gọn, tối giản trong cả lựa chọn màu sắc. Nhờ đó tổng thể căn nhà trở nên giản đơn, ấm áp và đầy sự mời gọn. Thực tế, không gian sống sẽ có phần đơn điệu nhưng lại mang tới một bầu không khí hết sức thoải mái và không kém phần tiện nghi.

Đơn giản trong cách thiết kế và sắp xếp bố cục cân đối

Bạn sẽ trở nên yêu thích lối kiến trúc tối giản với những lý do dưới đây:

  • Thiết kế tối giản sẽ khiến những không gian có diện tích nhỏ trông lớn và thoáng đãng hơn

  • Các vật dụng trang trí cũng như bày trí theo phong cách tối giản sẽ không bao giờ trở nên lỗi thời. Nếu bạn biết cách sắp xếp chúng theo đúng vị trí.

  • Sự đánh giá tổng thể căn nhà theo phong cách kiến trúc tối giản dựa trên vẻ đẹp tinh tế. Do đó bạn có thể loại bỏ bớt những món đồ và các vật dụng không cần thiết.

  • Bạn cũng rất dễ dàng đạt được sự tối giản cần thiết trong các thiết kế. Đồng thời việc lựa chọn những món đồ và vật dụng cũng không quá khó. Nó không cần tới sự phối hợp hay pha trộn một cách phức tạp giữa các thiết kế. Đơn giản nó chỉ đang tự bộc lộ chính mình.

2. Làm thế nào để sáng tạo một không gian tối giản cho ngôi nhà

Để tiến lại gần hơn với yếu tố tối giản, ngay dưới đây là những yếu tố khái quát về những điều bạn cần lưu ý trong quá trình thiết kế. Nhờ đó đạt được những kết quả như mong muốn

Làm thế nào để tạo được không gian tối giản cho căn nhà

  • Bạn nên phô bày những nét đẹp trần trụi của các thiết kế thay vì che giấu chúng. Chính những nét đẹp tự nhiên cũng như chức năng thiên bẩm của chúng là yếu tố then chốt trong quá trình thiết kế.

  • Sự đơn giản cần đi đôi với tính thẩm mỹ. Nếu không cẩn thận có thể bạn sẽ tạo cảm giác hời hợt không đáng có. Thay vào đó hãy bố trí các thiết kế đồng đều và không quá lấn át. Khi thêm bất cứ vật dụng hay thiết kế nào, bạn cần cân nhắc tới tổng thể cũng như sự gắn kết với phần còn lại.

  • Yếu tố gọn gàng và sạch sẽ luôn được ưu tiên. Để đạt được sự bền vững bạn cần chau chuốt và vệ sinh hàng ngày. Các thiết kế vẫn sẽ giữ được sứ mệnh ban đầu của nó. Tránh sự xáo trộn cũng như sự thiếu ngăn nắp.

2.1 Tối giản trong việc lựa chọn màu sắc

Gam màu trung tính trong phong cách tối giản

Từ những không gian riêng tư như phòng ngủ tới những không gian sinh hoạt chung như phòng khách hay bếp đều cần có sự gắn kết. Màu sắc giữa các phòng cần có sự giao thoa và không quá cách biệt. Chúng cần liên kết chặt chẽ với nhau. Hơn hết bạn chỉ nên biến tấu nhẹ nhàng để những gam màu trở nên đồng nhất và tạo được hiệu ứng tích cực.

Trước tiên bạn nên lựa chọn bảng màu cụ thể để có được định hướng riêng trong cách phối màu. Phong cách kiến trúc tối giản thường ưu ái những gam màu trung tính và dễ phối hợp trong việc bày trí như tông màu trắng, đen, xám hay kem.

2.2 Tối giản trong lựa chọn đồ nội thất

Tạo ra một không gian tối giản với những sự lựa chọn phù hợp các món đồ nội thất. Cân nhắc tới cả màu sắc và thiết kế của chúng. Thông thường không quá cầu kỳ nhưng tạo được sự cân bằng cần thiết trong tổng thể. Bên cạnh đó bạn cũng nên chú ý tới chất lượng. Mẫu mã đơn giản nhưng phải đảm bảo được chất lượng. Chúng sẽ luôn đứng một mình với vai trò riêng do đó hãy đảm bảo được sự nổi bật riêng với các thiết kế chất lượng.

Đồ nội thất trong phong cách kiến trúc tối giản

Bạn có thể bỏ qua những thiết kế theo xu hướng thịnh hàng. Thay vào đó hãy lựa chọn những thiết kế đơn giản và trường tồn cùng thời gian. Đặc biệt là các thiết kế cổ điển. Không cần quá chú tâm tới sự thời thượng. Thay vào đó hãy dành nhiều thời gian để đánh giá về chức năng cũng như không gian để bố trí các món đồ nội thất một cách hợp lý.

Không gian phòng ngủ nên được bày trí thêm rèm cửa. Chúng được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau. Bạn nên sử dụng những thiết kế rèm từ trần xuống tới sàn. Chúng sẽ trông cực kỳ tinh tế. Sử dụng những gam màu đơn sắc như xám hay trắng sẽ tăng thêm sự tối giản cho căn phòng.

2.3 Tối giản trong các món đồ phụ kiện và trang trí

Tiết chế trong việc sử dụng các món đồ trang trí

Cũng giống như bất cứ thiết kế nào, phong cách kiến trúc tối giản cũng đảm bảo được những nét đặc trưng riêng theo tính cách và sở thích của gia chủ. Các món phụ kiện trong nhà sẽ được tận dụng để thể hiện cá tính riêng. Đồng thời chúng phải có sự gắn kết giữa các không gian cũng như tổng thể căn nhà.

Khi lựa chọn những món đồ phụ kiện hãy cố gắng tận dụng chúng thay vì chỉ đề bày trí. Đặc biệt là những món đồ sử dụng theo mùa và thường xuyên thay đổi. Bạn cần lựa chọn sao cho phù hợp để chúng không trở nên thừa thãi.

Hơn hết các thiết kế tối giản thường hạn chế những món đồ trang trí. Thay vì bố trí các món đồ một cách tuỳ tiện thì chúng được được đặt có chủ đích. Bất cứ một yếu tố nào được thêm vào cũng cần cân nhắc kỹ lưỡng. Ngay cả việc bố trí tranh treo tường hay bình hoa cũng cần được tính toán hợp lý. Đặc biệt nên lựa chọn những thiết kế với đường nét tinh xảo và các đường cắt rõ ràng. Những món đồ bằng gỗ, gốm sứ hay kim loại sẽ được ưu ái sử dụng.

2.4 Hệ thống ánh sáng

Không gian tối giản ngập tràn ánh sáng tự nhiên

Chính vì kết cấu tối giản nên không gian trong nhà luôn cần được đảm bảo sự thoáng đãng. Thay vì ánh sáng từ đèn huỳnh quang thì ánh sáng tự nhiên luôn là sự lựa chọn hàng đầu. Do đó, bạn cần chú ý thiết kế những khung cửa sổ thoáng và sử dụng mặt kính để thu được nhiều ánh sáng nhất có thể. Khu vực gần cửa sổ cũng nên thông thoáng để không cản trở ánh sáng phản chiếu vào trong nhà.

Thông thường những căn hộ hãy chung cư và cả những ngôi nhà riêng biệt đều nên được bố trí những khung cửa sổ với diện tích lớn. Bạn cũng có thể tận dụng những mảng tường và thay thế chúng bằng những lớp kính trong suốt. Nhờ đó không gian bên trong luôn luôn sáng sủa và tránh sự gò bó.

Với hệ thống đèn bạn có thể sử dụng đèn âm tường ở khu vực trần nhà. Những mẫu đèn bàn hay đèn treo tường nên lựa chọn những thiết kế đơn giản và gọn nhẹ. Đảm bảo được ánh sáng cần thiết và không chiếm quá nhiều diện tích. Các mẫu đèn treo cũng là một ý tưởng hay. Chúng khá đơn giản và không quá cầu kỳ như các thiết kế đèn chùm.

Các mẫu đèn treo tối giản và đẹp mắt cho căn bếp

Để có được một không gian sống thoải mái và đáp ứng được mọi mặt cuộc sống đòi hỏi bạn phải dành nhiều thời gian nghiên cứu cũng như lựa chọn được những phong cách kiến trúc phù hợp. Với những ai yêu thích sự đơn giản và tính tế thì không thể bỏ qua phong cách kiến trúc tối giản mà chúng tôi chia sẻ trên đây. Nó không chỉ là một phong cách kiến trúc hiện đại mà nó còn có những sức hút rất riêng mà bạn không thể bỏ qua.

------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Kiến trúc tối giản và công năng - niềm tự hào của người Đức

Xuất hiện từ những năm đầu thế kỷ 20 nhưng phong cách thiết kế Bauhaus vẫn luôn là cảm hứng của nhiều dự án kiến trúc bởi tính đơn giản, tiện ích mà vẫn mang nét thẩm mỹ riêng.

Nếu có dịp đến Đức, bạn nên một lần ghé thăm Đại học Bauhaus-Weimar nổi tiếng - ngôi trường đầu tiên trên thế giới kết hợp mỹ thuật và thiết kế ứng dụng. Những quan điểm về thiết kế tại đây đã phát triển thành phong trào thiết kế Bauhaus đỉnh cao, ảnh hưởng mạnh mẽ đến nền kiến trúc đương đại.Ra đời năm 1919 từ ý tưởng của kiến trúc sư Walter Adolph Gropius (1883 - 1969), trường phái Bauhaus đã tạo nên cuộc cách mạng thay thế mọi tiêu chuẩn cũ kỹ trong kiến trúc, tạo tiếng vang ở cả châu Âu, Mỹ, Canada và Israel…Các công trình theo phong cách Bauhaus luôn đề cao tính ứng dụng thông qua ngôn ngữ hình khối đơn giản. Mỗi yếu tố đều mang một nhiệm vụ thiết yếu. Do đó, từng chi tiết luôn được các kiến trúc sư, kỹ sư chăm chút tỉ mỉ nhằm tinh giản và tận dụng tối đa công năng sử dụng.Việc ứng dụng phong cách thiết kế Bauhaus vào các dự án căn hộ không chỉ giúp chủ sở hữu sử dụng triệt để không gian diện tích nhà ở mà còn tận dụng nguồn ánh sáng tự nhiên, mang lại không khí trong lành cho ngôi nhà. Vì thế, mỗi một ngôi nhà sẽ trở thành tổ ấm “vẹn tròn” khi mang lại thật nhiều giá trị thiết thực cho người sử dụng.Mặt khác, sự tối giản trong phong cách thiết kế Bauhaus không những không làm giảm đi vẻ đẹp vốn có của công trình mà còn giữ được nét trường tồn theo thời gian.Trong khi nhiều xu hướng kiến trúc liên tục “lên ngôi” và lụi tàn, thì Bauhaus với nguyên tắc vẻ đẹp song hành cùng công năng, sau hơn 100 năm vẫn chứng minh được sức hút và giá trị của nó. Ở Bauhaus người ta nhìn thấy vẻ đẹp trường tồn theo thời gian, tinh tế, đơn giản và không hề trùng lặp với bất cứ phong cách thiết kế nào.

------------------------------------------------------------------------------------------------------------------


22 ngôi nhà đơn giản mà đẹp để bạn xây cho riêng mình

Khi xây dựng hoặc tu sửa một ngôi nhà, bạn cần phải có kế hoạch từng chi tiết, từ những bức tường, sàn nhà đến bản lề cho cửa ra vào. Tuy nhiên, hãy bắt đầu với mặt tiền chính, vì đây vị trí mang đến ấn tượng đầu tiên. Kiến trúc bên ngoài ngôi nhà cần phản ánh những gì bên trong, từ phong cách, kiến trúc, tính cách của gia chủ và môi trường xung quanh. Tin tốt lành chúng tôi mang đến ngày hôm nay là việc thiết kế một ngôi nhà tuyệt vời cả trong lẫn ngoài không khó nếu chúng ta biết vận dụng kĩ thuật thiết kế. Có hoặc không có vườn phía trước, màu sắc tươi vui và mạnh mẽ, phong cách truyền thống hay hiện đại… các kiến trúc sư của chúng tôi đã thiết kế tất cả các loại nhà, và quyển sổ tay ý tưởng này, chúng tôi mang đến 22 ý tưởng truyền cảm hứng cho bạn trong việc xây dựng ngôi nhà của mình. Khám phá thôi! 1. Pergola với hoa tạo ra một bầu không khí ấm cúng và lãng mạn. CÍNTIA SCHIRMER | ARQUITETA E URBANISTA 2. Một mặt tiền đơn giản và hiện đại GEA ARQUITETURA Mặt tiền không cửa sổ là ý tưởng hay cho việc chống trộm. Ngoài ra, để thiết kế nhà an toàn hơn, chúng ta cũng Phải Tránh Ngay 5 Thiết Kế Này Nếu Không Muốn Trộm Vào Nhà. Ad AD+ 1 đánh giá Kiến trúc Ho Chi Minh City, Vietnam XEM HỒ SƠAd Bel Decor 2 đánh giá Kiến trúc sư Nội thất Ho Chi Minh XEM HỒ SƠ 3. Với cấu trúc mở và vật liệu gỗ chủ đạo ZANI.ARQUITETURA 4. Một bức tường lỗ rỗng duyên dáng. CIA DE ARQUITETURA Mặt tiền nhà thể hiện cá tính chung của toàn căn nhà. Với mặt tiền hiện đại thế này, đối với nội thất bên trong, chúng ta cũng cần ứng dụng 10 Cách Tối Giản Thiết Kế Nhà Tạo Nên Sự Sang Trọng. 5. Bạn nghĩ thế nào về một mái hiên nhà? Thoải mái và đầy phong cách nhiệt đới. HOMIFY Hiên nhà đang là xu hướng kiến trúc trong những năm gần đây. Nếu bạn thích ý tưởng mái hiên, hãy Áp Dụng Ngay Quá Trình Thiết Kế Hiên Nhà Lý Tưởng Cho Nhà Bạn nhé! 6. Đơn giản theo phong cách đương đại. DIEGO ALCÂNTARA - STUDIO A108 ARQUITETURA E URBANISMO Need help with your home project? Get in touch! REQUEST FREE CONSULTATION 7. Màu trắng là màu của ngôi nhà hiện đại. DANTASBENTO | ARQUITETURA + DESIGN 8. Màu đỏ và tông màu đất tuyệt vời trong những ngôi nhà truyền thống… ANDRÉA CALABRIA ARQUITETURA 9. Phong cách hiện đại trên nền một ngôi nhà truyền thống. Bí quyết ở các điểm nhấn gỗ! ISABELA CANAAN ARQUITETOS E ASSOCIADOS 10. Đen và trắng cho một mặt tiền mạnh mẽ HOMIFY 11. Cửa và cửa sổ màu là một cách tốt để mang sự sống cho mặt tiền nhà. RAC ARQUITETURA 12. Vật liệu cổ xưa ​​hoàn hảo cho một ngôi nhà mộc mạc. MADUEÑO ARQUITETURA & ENGENHARIA 13. Với ngôi nhà này, màu sắc và ánh sáng làm nổi bật các thảm thực vật. HABITAT ARQUITETURA 14. Tất cả được xây dựng bằng gạch. EKOA EMPREENDIMENTOS SUSTENTÁVEIS 15. Gỗ, gạch và màu xanh lá cây… HOMIFY 16. Kiến trúc ấm áp mời gọi. Casa em Itu MELLANI FOTOGRAFIAS 17. Được bao quanh bởi thiên nhiên. SAMY & RICKY ARQUITETURA 18. Mặt tiền màu sắc rực rỡ và một khoảnh sân phía trước. HOMIFY 19. Lọt thỏm giữa thiên nhiên, ngôi nhà này trở nên thật đẹp! EDUARDO NOVAES ARQUITETURA E URBANISMO LTDA. 20. Phong cách mộc mạc nhất. FERNANDO MENEZES ARQUITETURA 21. Cửa tái sử dụng! VIDA DE VILA Đối với sân vườn ở bên ngoài, đừng lo nếu nhà chúng ta có diện tích nhỏ, thiếu diện tích. Chúng ta hoàn toàn có thể tạo ra 17 Khu Vườn Nhỏ Xinh Đẹp Tận Dụng Mọi Góc Nhà đấy! 22. Màu vàng trông rất tuyệt khi được sơn ngay mặt tiền, mang đến cấu trúc liền mạch CADORE ARQUITETURA (Theo NICOLE NUNES – HOMIFY)

------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

[Ảnh] Mẫu nhà đơn giản, dễ xây dựng nhưng vẫn hiện đại, đẹp mắt

(NDH) Ngôi nhà 2 tầng mang nét kiến trúc điển hình của Hội An.

tiennttThứ năm, 30/5/2019, 19:49 (GMT+7)




Một công trình mang đậm dấu ấn của kiến trúc cổ Hội An được xây dựng với tổng diện tích sàn 260 m2, gồm 2 tầng.




Sau cánh cổng, ngôi nhà như được chia làm 2 phần rõ rệt, một bên là phòng khách, bên còn lại là hành lang, đồng thời là chỗ để xe.




Hành lang tầng 1 làm liên tưởng đến hiên nhà trong kiến trúc cổ, mái ngói cao, tạo cảm giác thông thoáng.




Trước phòng khách là bể cả, có lối đi được lát gạch.




Phòng khách và phòng bếp được đặt cạnh nhau. Nhiều nội thất mang màu sắc truyền thống.




Đèn lồng gợi nhắc đến không gian phố Hội.




Sau hành lang ở tầng 1 là gian phòng làm việc.




Giếng trời giúp ngôi nhà ngập tràn ánh sáng tự nhiên.




Không gian thư giãn phía sau phòng bếp




Tầng 1 gồm 2 phòng ngủ, nằm tách biệt ở phía sau. Cả 2 phòng ngủ đều được bố trí nhằm cách biệt sự ồn ào.




Toàn bộ ngôi nhà được sơn màu trắng.




Không gian thư giãn nhỏ.




Cầu thang và song cửa đều được làm từ gỗ, chạm khắc kiểu cổ kính.




Ngôi nhà mang vẻ bình yên, nhẹ nhàng.


------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

9 phong cách thiết kế nội thất phổ biến nhất


Ở Việt Nam, các phong cách thiết kế thường được nghe đến đó là phong cách hiện đại, cổ điển hoặc bán cổ điển. Ngoài ba phong cách thông dụng đó ra, thì trên thế giới còn nhiều phong cách thiết kế khác cũng rất được thịnh hành. Tương ứng với mỗi thiết kế sẽ có cách chọn đồ nội thất khác nhau, và thảm trang trí cũng cần được lưu ý để phối cho phù hợp cùng các phong cách thiết kế đó. 1. PHONG CÁCH TỐI GIẢN (PHONG CÁCH MINIMALISM) Sự thừa thải được cho là không cần thiết đối với phong cách này. Minimalism chủ yếu sử dụng những đường nét đơn giản, những đồ dùng nội thất gọn gàng. Màu sắc sử dụng trong phong cách thiết kế nội thất này chủ yếu là màu trung tính, có không quá ba màu trong không gian nội thất theo phong cách này: một màu nền, một màu chủ đạo và một màu nhấn. và thường sử dụng những khối hình học đa dạng như hình vuông, hình chữ nhật, hình tròn… Mẫu thảm lông xù với tông màu trung tính cùng hoạ tiết hình học là một gợi ý cho phong cách này 2. PHONG CÁCH THIẾT KẾ NỘI THẤT CỔ ĐIỂN (CLASSIC STYLE) Đây là phong cách đứng thứ hai trong tốp 10 phong cách thiết kế nội thất phổ biến nhất thế giới. Những kiến trúc cổ điển đặc trưng với những đường cong hoàn hảo. Màu sắc nhã nhặn và cao quý mang hơi hướng hoàng gia cũng giúp phong cách này trở nên sang trọng. Mẫu thảm với hoa văn đối xứng, uốn lượn phong cách cổ điển  3. PHONG CÁCH THIẾT KẾ RUSTIC (RUSTIC STYLE) Đây là kiểu hình kiến trúc nội thất hòa nhập với thiên nhiên. Những đồ dùng nội thất mộc mạc, thô sơ hay những bức tường bằng gạch thô hoặc đá tự nhiên mang đến nét độc đáo cho thiết kế này, vừa định hình không gian kiến trúc vừa cho thấy sự gắn kết với thiên nhiên trong nhà. 4. PHONG CÁCH RETRO Đây là những thiết kế nội thất theo kiểu thập niên 50, 60 của thế kỷ trước. Những màu sắc vui tươi, hài hước và màu sắc nổi bật đã làm nên đặc trưng của phong cách hoàn hảo này.  5. PHONG CÁCH MAVERICK Đây là một phong cách thiết kế sáng tạo, độc đáo và trẻ trung. Với phong cách maverick bạn không cần phải tuân theo bất cứ một quy tắc nào. Những thiết kế theo phong cách này thường có cấu trúc chồng chéo nhau, phối màu ngẫu nhiên ngay cả trong cùng một phòng. 6. PHONG CÁCH NỘI THẤT HIỆN ĐẠI Phong cách hiện đại tập trung vào những chi tiết, những hình dáng đường nét đơn giản. Trong phong cách thiết kế nội thất hiện đại, các kiến trúc sư chủ yếu chú trọng vào việc tạo ra công năng sử dụng. Mang đến một không gian thoải mái, tiện nghi và đầy đủ công năng.  Với phong cách hiện đại thì việc chọn thảm khá dễ dàng, chủ yếu phối cùng tông màu hoặc tương phản với màu sofa tuỳ vào sở thích của chủ nhà. Thảm trang trí theo phong cách hiện đại 7. NỘI THẤT PHONG CÁCH HITECH (HITECH STYLE) Những kim loại sáng bóng hay những mặt kính tạo nên nét độc đáo trong phong cách này. Ở đây những vật liệu nhân tạo được chú trọng sử dụng để tạo nên một không gian nội thất mới mẻ trên mặt bằng phẳng, ít chi tiết. 8. PHONG CÁCH THIẾT KẾ ĐỒNG QUÊ (ELEGANT COUNTRY STYLE) Phong cách đồng quê chịu ảnh hưởng rất lớn từ những quốc gia lớn như Mỹ, Anh, Pháp,… Những thiết kế theo phong cách này thường có những họa tiết thanh lịch, lãng mạn như hoa, cỏ… Những màu sắc sử dụng trong phong cách này thường là màu pastel ngọt ngào với bề mặt được sơn hoặc phủ một lớp gỉ nhẹ. Những mẫu thảm theo phong cách elegant country thường có hoa văn thanh lịch và tông màu pastel dịu nhẹ 9. PHONG CÁCH THIẾT KẾ NỘI THẤT BẮC ÂU (PHONG CÁCH SCANDINAVIAN) Đây là phong cách đang phát triển rất mạnh mẽ tại Việt Nam trong những năm gần đây. Phong cách này thể hiện sự sang trọng và tinh tế qua những màu sắc trung tính mà nổi bật nhất chính là màu sắc sáng trắng, màu nâu hay màu kem. Mặc dù đơn giản trong thiết kế, nhưng các đường nét thường được kết hợp với sự sang trọng kín đáo và ấm áp, đã tạo nên một cảm giác rất giản dị, phù hợp với những căn hộ nhỏ cần tạo không gian thoáng đãng. Bản vẽ mô phỏng.

-----------------------------------------------------------------------------------------------------------

Thiết kế nội thất Minimalism

02/01/2020

Tìm hiểu phong cách nội thất Minimalism, khái niệm, đặc trưng, ý tưởng thiết kế căn hộ nhỏ theo phong cách Minimalism sang trọng, đẳng cấp. 

Phong cách nội thất Minimalism là gì? Phong cách nội thất Minimalism (tối giản, tối thiểu) xuất hiện từ những năm 1970, có nguồn gốc từ sự cô đọng của chủ nghĩa hiện đại kết hợp với hậu hiện đại và mang màu sắc thời kỳ đương đại. Phong cách nội thất Minimalism Trước tiên cùng điểm qua phong cách Minimalism trong kiến trúc Ludwig Mies van der Rohe(1886 – 1969) vị kiến trúc sư người Đức là bậc thầy của kiến trúc hiện đại thế giới, ông được biết đến như cha đẻ của phong cách kiến trúc tối giản. Những công trình của Mies van der Rohe trong thời gian này đã đặt nền móng cho kiến trúc tối giản, với những không gian đơn giản, trong sạch, tinh tế và trật tự, sử dụng những mặt phẳng, đường thẳng, góc vuông,… Kiến trúc Minimalism Kiến trúc Minimalism có nội dung và bố cục đối lập nhau theo nguyên tắc “Less is more” (tạm dịch: ít nhưng lại là nhiều, càng ít càng tốt) – có thể hiểu là đi đến tận cùng của sự đơn giản, đơn giản hết mức có thể. Tại Phương Đông, Nhật Bản được coi là quốc gia tiên phong của phong cách tối giản. Phong cách Minimalism hiện diện trong phần lớn kiến trúc Nhật Bản, từ các công trình mang âm hưởng truyền thống đến kiến trúc hiện đại. Một trong những vị kiến trúc sư góp phần ghi đậm dấu ấn phong cách tối giản ở Nhật Bản đó là Tadao An do, những công trình của ông là những tác phẩm nghệ thuật của không gian và ánh sáng. Kiến trúc tối giản có sự tương đồng với văn hóa và Thiền (Zen) Nhật. Zen nhấn mạnh tầm quan trọng của sự trầm tư mặc tưởng, truyền tải những tư tưởng tự do tạo nên không gian mang tính Thiền. Kiến trúc Minimalism hướng tới giá trị của không gian, tạo lập không gian khúc chiết, cô đọng, tràn ngập ánh sáng và thoáng đãng. Sự đơn giản của chi tiết kiến trúc, hình thức tổng thể, đem lại tính tập trung cho không gian, đưa không gian thành nội dung chủ đạo. Chính không gian tạo nên cảm xúc chứ không phải từ đồ đạc hay chi tiết trang trí. Xét về mặt hình thức thuần túy, đôi khi kiến trúc tối giản có thể tạo sự đơn điệu, khô cứng, tuy nhiên thay vì chỉ nhìn và đánh giá qua cái vỏ bề ngoài chúng ta cần phải cảm nhận, cần có tư duy rộng mở và sự khám phá. Chỉ khi có thể hiểu rõ chính mình, hiểu được bản ngã của mình gia chủ mới có thể gắn bó và thực sự làm chủ ngôi nhà phong cách Minimalism. Ánh sáng là một yếu tố quan trọng trong kiến trúc và đặc biệt có ý nghĩa hơn với kiến trúc tối giản, nhất là ánh sáng tự nhiên. Trong kiến trúc tối giản, vì những chi tiết, màu sắc hạn chế nên ánh sáng trở thành chủ đạo để tạo giá trị thẩm mỹ thông qua hiệu ứng thị giác. Ánh sáng làm nổi bật hình khối kiến trúc, nội thất, nhấn mạnh những thành phần chính, hoặc dẫn tuyến tạo nên những bóng đổ theo ý đồ,… Phong cách Minimalism trong thiết kế nội thất Phong cách nội thất Minimalism thu hút những người ưa chuộng sự tinh tế, giản dị. Nội thất sử dụng những đường nét đơn giản, giảm thiểu tối đa đồ nội thất. Phong cách này đặc biệt ảnh hướng đến xu hướng nội thất của các nước Bắc Âu từ cuối thập kỷ 90 cho đến nay. Ở Châu Á, Nhật được coi là bậc thầy của phong cách này, chúng ta có thể thấy âm hưởng của kiến trúc Minimalism trong hầu hết các công trình của Nhật. Phong cách nội thât Minimalism là gì Nội thất Minimalism chú trọng đến việc giảm thiểu tối đa các chi tiết trang trí, hướng đến việc loại bỏ các vật dụng thừa thãi tạo không gian trống hoàn hảo. Các mảng tường, sàn, ánh sáng là những yếu tố quan trọng làm nên phong cách Minimalism tối giản. Thiết kế nội thất phong cách Minimalism đơn giản nhưng đẳng cấp Căn phòng mang phong cách Minimalism sẽ lược bỏ hết những gì không cần thiết, những chi tiết được coi là thừa thãi. Thậm chí một số đồ nội thất có ý nghĩa về công năng sử dụng cũng được hạn chế một cách tối thiểu. Tất cả sự tối giản đều được thực hiện một cách tinh tế. Căn phòng Minimalism với màu trắng chủ đạo Một trong những đặc trưng của phong cách nội thất Minimalism là việc sử dụng màu sắc một cách hạn chế. Thông thường, một không gian Minimalism sẽ sử dụng không quá ba màu: Một màu nền, một màu chủ đạo và một màu tạo điểm nhấn. Các mảng tường thường sử dụng màu trung tính để làm phông nền cho những vật dụng trang trí trong phòng nhằm hướng sự chú ý của mọi người tới những điểm nhấn quan trọng. Màu tường được sử dụng phổ biến là màu trắng, giúp không gian rộng hơn, thoáng hơn đồng thời làm tăng giá trị đồ đạc trong căn phòng. Ánh sáng vô cùng quan trọng trong không gian Minimalism Do hạn chế về màu sắc, ánh sáng được xem là yếu tố quan trọng trong thiết kế nội thất Minimalism, nó được sử dụng để tạo các hiệu ứng về thị giác. Ánh sáng tự nhiên chiếu qua các bình phong chắn, rèm cửa, … một cách có chú đích để tạo hiệu quả chiếu sáng và thẩm mỹ theo định hướng của người thiết kế. Ánh sáng nhân tạo sẽ được chọn lọc và tính toán để góp phần nhấn mạnh cấu trúc, hình dạng của các thành phần trang trí nội thất. Đồ nội thất được sử dụng một cách tối giản Trong không gian nội thất Minimalism các đồ nội thất, bàn ghế,… được sử dụng một cách tối giản, tuy nhiên vẫn đáp ứng được nhu cầu sử dụng. Bàn ghế có hình dạng đơn giản, không cầu kỳ nhưng tinh tế, vừa để đáp ứng nhu cầu sử dụng vừa là thành phần trang trí nội thất, làm nên nét đẹp cho không gian. Phong cách tối giản cũng thường được áp dụng trong thiết kế nội thất văn phòng, tạo không gian làm việc gọn gàng. Nội thất Minimalism phù hợp cho người yêu thích sự ngăn nắp Phong cách Minimalism thực sự phù hợp cho những gia chủ yêu thích sự ngăn nắp, tự do và phóng khoáng. Với nhịp sống ngày càng nhanh, công việc có tính cạnh tranh ngày càng lớn, mật độ dân số ngày càng dày thì một không gian thoáng đãng, ngập tràn ánh sáng trở thành điều mọi người mơ ước. Những gợi ý thiết kế nội thất phòng khách phong cách Minimalism Tường: Một bức tường Minimalism sẽ không có họa tiết, hoa văn giấy dán tường mà thường được sơn phẳng. Màu sơn chỉ nên lựa chọn một màu chính để định hình tone màu cho căn phòng. Nội thất phòng khách Minimalism Đồ nội thất: Sử dụng những món đồ được thiết kế đơn giản nhất với kết cấu hình học, bề mặt phẳng, nhẵn, ít chi tiết và đơn sắc. Trong căn phòng không bố trí nhiều đồ đạc, cần tạo khoảng trống cho không gian. Ánh sáng: Ưu tiên sử dụng ánh sáng tự nhiên, khung cửa sổ lớn, ngoài ra có thể sử dụng thêm một số đèn trang trí đơn giản, đèn âm trần. Phòng ngủ phong cách Minimalism Một căn phòng ngủ theo phong cách Minimalism tối giản sẽ đem đến không gian thư thái tuyệt vời, tạm cảm giác thanh thản, an bình trong tâm hồn giữa những hối hả của cuộc sống thường ngày. Phòng ngủ phong cách Minimalism Không gian phòng bếp theo phong cách Minimalism Tủ bếp theo phong cách Minimalism thường được thiết kế vuông thành sắc cạnh, bề mặt phẳng, không tay nắm. Để giữ vẻ đơn giản tuyệt đối cho phòng bếp bạn nên đặt các thiết bị như lò nướng, lò vi sóng,… âm tường, và cũng nên hạn chế đặt các phụ kiện như giá treo,… trên bàn bếp, thay vào đó hãy giấu chúng trong ngăn kéo tủ bếp. Phòng bếp phong cách Minimalism Chi tiết trang trí nội thất cho căn phòng Minimalism rất ít do vậy phải thật đắt giá, tránh sử dụng đồ sặc sỡ, nên sử dụng những vật dụng đơn sắc.


19 views1 comment

1 Comment


Linh Pham
Linh Pham
Nov 16, 2023

bài viết rất hay , tại https://thietkephonggame.vn/ chúng tôi cũng áp dụng xu hướng

Like
bottom of page