top of page
Writer's pictureHoàng Tùng Dương

Có nên vay tiền để mua nhà?


Có nên vay tiền để mua nhà?

Sau đây là một vài câu chuyện mình sưu tầm được rất hay để bạn giải đáp được vấn đề này:


Vợ chồng thu nhập 30 triệu/tháng, vay ngân hàng 1 tỷ mua nhà, sau 2 năm phải bán gấp để mua căn hộ ít tiền hơn nhưng....


Riêng việc mua nhà, vợ chồng trẻ phải tính toán thật cẩn thận, đừng để vừa mua nhà đã phải bán gấp vì trả nợ ngân hàng như vợ chồng Minh - Nguyệt.


Anh Minh và chị Nguyệt, 29 tuổi quê ở Nam Định mới kết hôn chỉ gần 3 năm nay. Tuy đều có công ăn việc làm ổn định tại Hà Nội và đang có nhà chung cư nhỏ để ở, song mỗi khi nhắc tới chuyện mua nhà , vợ chồng trẻ này đều lắc đầu và tỏ ý mệt mỏi.


Theo chị Nguyệt tâm sự, 3 năm trước vợ chồng chị kết hôn với nhau. Vì không muốn phải đi ở trọ, lại sẵn có thu nhập ổn định mỗi tháng, nên hai người quyết định mua 1 căn chung cư trả góp: "Mình làm Seo cho một công ty nên lương tháng tầm 12 triệu đồng. Còn chồng cũng làm sale của một công ty dược phẩm, thu nhập của anh khoảng 18 triệu đồng. Tổng thu nhập của 2 đứa được khoảng 30 triệu đồng/tháng".


Thấy có thu nhập ổn định, vợ chồng chị Nguyệt quyết định mua chung cư ở. Tuy nhiên những căn hộ chung cư giá tầm 1 tỷ đổ về thường ở ngoại thành, đi lại khá xa phải mất cả tiếng đồng hồ. Những căn hộ trong nội đô, tiện đi lại thì có giá khoảng hơn 2 tỷ, chưa phù hợp với số tiền đang có của vợ chồng chị.


"Cuối cùng cả 2 quyết định mua 1 căn chung cư 80m2 với giá 2,3 tỷ 3 phòng ngủ tại một quận nội đô Hà Nội. Lúc ấy 2 vợ chồng chỉ nghĩ đơn giản là, 2 đứa sẽ có con nhỏ nên cần bà lên chăm sóc giúp. Rồi em gái chồng cũng lên học đại học ở. Căn 3 phòng ngủ như vậy sẽ tiện lợi cho sinh hoạt hơn", chị Nguyệt nói.


Sau khi quyết định mua chung cư, vợ chồng chị Nguyệt về gom tiền được 500 triệu. Bố mẹ 2 bên nội ngoại mỗi bên hỗ trợ cho 2 con 250 triệu nữa. Tổng vợ chồng chị có 1 tỷ đồng: "Anh rể mình cho vay thêm 300 triệu không tính lãi.


Song anh yêu cầu mỗi tháng vợ chồng mình gửi về quê cho mẹ anh 6 triệu để lo tiền thuốc thang cho bố anh đang bị bệnh ở quê. Số tiền này cứ gửi về vậy cho đến khi hết số tiền 300 triệu kia.


Còn 1 tỷ thì vợ chồng mình vây ngân hàng trong thời hạn 20 năm (240 tháng), lãi suất ưu đãi trong 12 tháng đầu tiên là 8,29%/năm (tương đương 0,69%/tháng); lãi suất sau thời gian ưu đãi là 10,5%/năm (tương đương 0,875%/tháng).


Do đó tổng số tiền lãi khoảng 8,3 triệu đồng và tiền gốc 4,1 triệu. Nói chung vợ chồng mình phải thanh toán hàng tháng tổng cộng dao động từ hơn 11 đến hơn 12 triệu/tháng tùy từng thời điểm".


Từ khi quyết định mua nhà, vợ chồng chị Nguyệt vẫn khá vui vẻ và chưa thấy áp lực: "Ban đầu vợ chồng mình đều nghĩ không sao hết. Hàng tháng trả nợ ngân hàng 12,4 triệu đồng + 6 triệu đồng gửi về quê trả anh rể là 18,4 triệu đồng. Tính ra vợ chồng vẫn còn khoảng hơn 11 triệu để chi tiêu cả gia đình. Dù không quá thoải mái song vẫn sẽ trả nợ tiền nhà được".


Tuy nhiên, mọi dự tính của vợ chồng trẻ này dần bị phá sản trong các tháng tiếp theo khi chị Nguyệt gặp tai nạn, con nhỏ cũng thường xuyên đau yếu: "Vừa trả nợ mua nhà được khoảng 1 năm thì biến cố gia đình ập đến.

Một lần đi làm về, mình bị tai nạn khá nặng. Nằm viện cả tháng khiến vợ chồng mình tốn cả gần 2 trăm triệu đồng. Chưa kể, con nhỏ lại thường xuyên đau ốm, phải đi khám, thuốc thang liên tục rất tốn kém.


Vợ chồng mình liêu xiêu vay mượn người thân và còng lưng trả nợ ngân hàng. Chúng mình cũng nhận ra cả hai không có bất cứ 1 khoản dự phòng nào cho những tình huống bất ngờ như thế này".


Sau khi từ viện về, dù vẫn đi làm nhưng do nợ nần chồng chất nên vợ chồng chị Nguyệt cắt giảm tất cả các khoản chi tiêu:


"Chúng mình không cho con đi du lịch, đi chơi như trước, chi tiêu gia đình cũng cắt giảm thấp nhất. Vợ chồng cũng ra sức đi làm thêm để trả nợ. Quá mệt mỏi và áp lực, sau 2 năm vợ chồng mình quyết định bán căn chung cư đang ở để mua 1 căn hộ rẻ hơn. Cuối cùng chúng mình đã bán căn hộ này với giá 2,3 tỷ".


Ngay khi bán chung cư xong, vợ chồng chị Nguyệt quyết định mua căn hộ 50m2 ở xa trung tâm Hà Nội khoảng 10km với giá 1 tỷ đồng. Số tiền còn lại chị dành trả nợ hết cả gốc và lãi cho ngân hàng, trả nợ cho anh rể: "Trả nợ hết, vợ chồng mình mới thấy bình yên, cuộc sống cũng thoải mái hơn dù sống trong căn hộ chật chội hơn và phải đi làm xa hơn".


Tuy nhiên, dù mới chuyển đổi xuống ở chung cư giá rẻ khoảng 1 năm trở lại đây nhưng chị Nguyệt lại thấy bắt đầu chán ngán.

Nguyên nhân vì chung cư nhà chị Nguyệt có vẻ xuống cấp nhanh chóng khi nước thường xuyên bị rò rỉ, các hạng mục nhìn bên ngoài có vẻ khang trang, đẹp mắt nhưng khi bước vào trong thì thang máy rung lắc, nhiều lúc dừng lại đột ngột, phải đợi lâu 15 phút cho mỗi lần di chuyển, cửa gỗ nứt, các hạng mục bắt đầu bong tróc.


"Sống ở chung cư như này nhiều lúc vừa lo lắng vừa thấy ngán ngẩm quá. Vợ chồng mình đang tìm xem có chỗ nào để mua không nhưng rậm rịch mãi vẫn chưa bán được căn hộ này.

Tuy nhà mình chưa chính thức rao bán nhưng thấy nhiều người tại đây chấp nhận bán giá chênh chỉ vài chục triệu, kèm thêm khuyến mãi nội thất, tặng phí bảo trì… thậm chí bán bằng giá gốc nhưng vẫn không ai ngó ngàng.


Vì thế, mình cứ ngó nghiêng thêm xem sao, nếu có dự án nào sắp ra giá ổn ổn thì bán lỗ một chút mình cũng sẽ phải bán để mua hoặc gom tiền rồi tính sau vậy", chị Nguyệt thở dài.

Chia sẻ về sai lầm mua chung cư, chị Nguyệt lắc đầu: "Nếu có dự định mua nhà chung cư, tốt nhất khi mua, mọi người phải lên kế hoạch cân đối ngân sách tài chính của vợ chồng thật kỹ càng, nhất là bớt lại khoản dự phòng để khi gặp biến cố không rơi vào tình trạng chán nản, áp lực và khó khăn như vợ chồng mình.


Ngoài ra khi mua chung cư, phải tìm hiểu thật tỉ mỉ, đừng nóng vội mà mua phải chung cư xuống cấp quá nhanh do cơ sở hạ tầng tệ, hoặc các chung cư không đảm bảo về an toàn PCCC, điện nước... vì ở những chung cư này cứ thấp thỏm, chưa kể khi bán đi sẽ bị dìm giá hoặc ít khách mua".


Bài học rút ra:


Khi mua nhà trả góp, chúng ta cần lưu ý một số vấn đề sau:

1. Báo cáo tín dụng

Nếu bạn chưa có lịch sử vay tín dụng thì hãy giữ nguyên lí lịch thật sạch sẽ để đảm bảo bạn có thể tiếp cận nguồn vay một cách nhanh chóng và dễ dàng. Còn nếu đã có lịch sử tín dụng thì phải xem lại quá khứ trước đây bạn đã từng vướng điều gì không tốt hay không:

  • Thanh toán chậm tiền trả góp hàng tháng

  • Không thanh toán các khoản nợ thẻ tín dụng

  • Mất khả năng thanh toán nợ dẫn đến vị tịch biên tài sản thế chấp

  • Bị kiện ra tòa vì không thanh toán nợ với người khác, hoặc doanh nghiệp khác

Đừng cố gắng vay khi bạn đã bị cho vào danh sách “nợ xấu” “ nợ khó đòi”, bạn sẽ chỉ tốn phí “bôi trơn” , thời gian vô ích mà vẫn không được duyệt vay.


2. Thời gian làm việc

Tính ổn định trong công việc của bạn là mối quan tâm lớn nhất của tổ chức cho vay. Thâm niên công tác sẽ cho họ thấy bạn có một công việc và thu nhập ổn định. Nếu có những ngắt quãng, dịch chuyển công việc nhưng tình trạng việc làm vẫn đảm bảo tính liên tục, hoặc thay đổi công việc để có mức thu nhập cao hơn thì bạn nên cung cấp các chứng tờ có liên quan cho ngân hàng để tạo thêm niềm tin.


3. Thu nhập và chi phí

Để được duyệt vay trả góp chung cư, một loại giấy tờ quan trọng không kém đó là chứng minh nguồn thu nhập của bạn trong 2 năm gần nhất. Thông thường, các tổ chức cho vay sẽ yêu cầu bạn cung cấp hợp đồng lao động nhằm chứng minh công việc của bạn là liên tục trong 2 năm gần nhất, kèm theo là bản sao kê ngân hàng (hoặc bảng lương) trong 6 tháng gần . Họ đặc biệt quan tâm đến tính ổn định trong công việc của bạn. Nếu phần lớn thu nhập của bạn dựa trên hoa hồng hay phần thưởng thì bạn phải trao đổi với ngân hàng để chứng minh tính tin cậy của những nguồn thu nhập này. Tùy từng trường hợp cụ thể, ngân hàng có thể yêu cầu cung cấp các tài khoản ngân hàng tiết kiệm, hay các quỹ đầu tư của bạn nhằm phân tích dòng tiền thu nhập trong 2 năm gần nhất.



Chia sẻ kinh nghiệm mua căn hộ, chung cư trả góp


Kinh nghiệm mua chung cư trả góp đó là bạn phải cân nhắc một vài yếu tố dưới đây. Trước khi quyết định vay, hãy đánh giá khả năng kinh tế của bản thân. Khi mua chung cư trả góp, bạn phải xác định rằng việc bạn vay mua chung cư trả góp cũng đồng nghĩa với việc bạn sẽ nợ một khoản to đùng. Vì thế mà nếu như bạn không xác định được khả năng kinh tế cố định của mình thì chắc chắn rằng bạn không nên mua nhà trả góp. Vì nếu kinh tế không ổn định thì làm sao bạn có thể đủ khả năng chi trả cho ngôi nhà bạn đang vay mua.


Lời khuyên cho bạn, hãy xem ngoài khoản thu nhập cố định hàng tháng bạn còn có thêm khoản thu nhập nào nữa. Và tổng thu nhập 1 tháng của bạn hoặc gia đình bạn là bao nhiều, nếu phải dành ra một khoản để trả nợ mỗi tháng thì có đủ để sinh hoạt hay không. Bạn hãy tính toán cho thật kỹ và tốt nhất là nên tính dư ra để tránh những trường hợp phát sinh nhé.

1. Cân nhắc tài chính trả góp

Đây là một trong những yếu tố tiên quyết về điều kiện mua căn hộ chung cư trả góp. Nếu như thu nhập hàng tháng của bạn thấp thì việc trả góp hàng tháng sẽ vô cùng khó khăn, thậm trí nợ càng chồng thêm nợ. Bởi vậy, khi mua nhà trả góp thì CenHomes khuyên bạn nên có một số tiền tối thiểu là trên 30% giá trị căn hộ. Rồi từ đó tùy theo mức thu nhập bạn hãy tính toán nhu cầu thiết yếu hàng tháng số tiền dư ra có đủ để trả lãi hay không?


2. Bạn nên có một khoản dự phòng trường hợp biến cố:

- Tai nạn,

- Thất nghiệp

- Con ốm, cha mẹ ốm

- Thảm họa:

  • Động đất

  • Sóng thần

  • Hạn hán

  • Chiến tranh


3. Chọn mua căn hộ theo nhu cầu

Nhà chung cư là một tài sản có giá trị rất lớn, vì vậy hãy lựa chọn căn hộ phù hợp với tài chính và nhu cầu sử dụng. Nếu như gia đình bạn chỉ có 2 người thì để ở lâu dài thì có thể mua căn hộ 1 phòng ngủ, nhưng nếu xác định ở lâu dài và dành cho con cái thì hãy chọn căn hộ 2 phòng ngủ. Ngoài ra các căn hộ trên cùng 1 sàn cũng có những mức giá khác nhau, căn xa thang máy thường sẽ rẻ hơn một chút.


4. Thăm dò và so sánh giá

Đây là yếu tố vô cùng quan trọng mà theo "Kiến trúc đơn giản" nhận thấy nhiều người đã bỏ qua. Lúc này họ mua căn hộ chỉ quan tâm đến giá chủ đầu tư đưa ra sau đó cân nhắc căn hộ đó đắt hay rẻ rồi xuống tiền theo cảm tính mà không rõ giá đất, căn hộ cùng khu vực. Điều này có thể làm cho bạn bị hớ mặc du không cảm thấy đắt. Nhưng đến lúc muốn bán đi cũng khó vì giá cao. Bởi vậy, bạn hãy từ từ tham khảo thêm giá các dự án cùng khu vực nữa nhé!


5. Hãy nắm rõ thông tin về dự án

Thông tin của dự án là điều mà hầu hết hiện nay ai cũng nên quan tâm. Nó có thể ảnh hưởng trực tiếp tới việc bạn mua trả góp căn hộ chung cư có uy tín và đảm bảo không. Nếu chẳng may dự án bạn đang quan tâm vi phạm pháp luật và bị thu hồi đất thì chắc chắn những nguy cơ về "tiền mất tật mang" sẽ khiến bạn đau đầu đấy nhé. Vì thế hãy chọn một dự án có pháp lý, giấy phép rõ ràng để mua nhé.


6. Tìm hiểu về chính sách và ngân hàng hỗ trợ trả góp

Chủ đầu tư thường hợp tác với một vài ngân hàng để hỗ trợ tối đa cho người mua nhà nhất có thể. Bởi vậy, chủ đầu tư thường truyền thông về chính sách của mình và ngân hàng cho phép bạn trả góp. Bởi vậy, một số ngân hàng cho phép bạn mua trả góp nhà chung cư lâu dài, có thể lên tới 20 năm. Từ đó khiến bạn dễ thở hơn với ưu đãi của chính ngân hàng và chủ đầu tư. Bạn hãy tìm hiểu kỹ nhé!


7. Hãy nghiên cứu kỹ về khoản hợp đồng

Hợp đồng là một trong những vấn đề vô cùng quan trọng mà hiện nay hầu hết ai cũng cần chú ý. Trong hợp đồng sẽ ghi những điều khoản và sự ràng buộc giữa 2 bên nên hầu như bạn phải xem xét kỹ. Chẳng hạn như lãi suất cho vay trả góp và thời hạn trả góp hay nếu thanh toán sớm thì có bị phạt hay không… Hãy cân nhắc cho thật kỹ trước khi ký vào hợp đồng mua nhà kiểu trả góp nhé.


8. Tiến độ thi công dự án

Chủ đầu tư luôn cam kết về tiến độ xây dựng và có thể sẽ chia các đợt thanh toán theo tiến độ. Bởi vậy bạn hãy thường xuyên kiểm tra tiến đô thi công dự án mà mình mua. Khi đến thời hạn cam kết hoàn thành mà chủ đầu tư vẫn chưa thi công xong thì sao? Lúc này bạn toàn toàn có thể kiện chủ đầu tư nếu không thực hiện đúng theo hợp đồng mua bán.

Mua nhà trả góp, mua căn hộ trả góp là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Hy vọng với những chia sẻ trên, bạn đã có thể tự tin và quyết định sáng suốt khi mua trả góp chung cư cho mình. Chúc bạn tìm mua được căn hộ ưng ý.



6 views0 comments

Comments


bottom of page